Trong suốt tiến trình lịch sử, con người đã nghĩ ra không biết bao nhiêu là phát minh và sáng chế nhằm cải tạo tự nhiên, giảm thiểu sức lao động và khám phá thế giới tươi đẹp.
Đế chế La Mã
La Mã là nơi tiên phong rong nhiều lĩnh vực và có nhiều phát minh hãy còn được dùng cho đến nay. Từ cách đây 2.100 năm, người La Mã đã chế ra xi măng, bê tông từ vôi bột, đá vụn và tro than núi lửa (pozzolana) là vật liệu khó cháy, chịu được sự mục nát mà xây lên những công trình kiến trúc vững chãi.
La Mã cũng là nơi nghĩ ra đường sá và quốc lộ đầu tiên của nhân loại. Họ đã làm được những con đường xuyên qua Nam Âu và Địa Trung Hải bằng đá, bê tông và nhựa cho phép đi với vận tốc 40km/giờ.
Cũng tại La Mã cách đây 2.130 năm, đã xuất hiện những tờ báo đầu tiên gồm Acta Diurna đăng tải thông tin dân sự, quân sự và pháp luật và Acta Senatus về các hoạt động của bộ máy chính quyền, hàng ngày viết trên đá, kim loại đặt nơi đông người. Trên Acta Diurna cũng thường thấy các tin thể thao, danh sách cá trận đấu, các võ sĩ nổi tiếng, chuyện sinh tử của họ cùng nhiều vấn đề hấp dẫn. Từ hai tờ báo này, Italia đã có hàng trưm đầu báo và thế giới có hàng chục nghìn đầu báo.
Một cải cách lớn, nếu như không nói là phát minh cực kỳ vĩ đại của La Mã là lịch Julian hay dương lịch. Dựa trên các bộ lịch trước đó của Hy Lạp theo chu kỳ của mặt trăng với các tháng đều có số ngày chẵn, người La Mã đã thay đổi, làm cho mỗi tháng đều có số ngày lẻ vì sợ con số chẵn không may mắn và duy trì nó đến tận năm 46 trước Công nguyên. Bấy giờ, Julius Caesar và nhà thiên văn học Sosigenes đã quyết định làm lịch theo sự chuyển động của mặt trời và dẩy số ngày một năm từ 355 ngày lên 365 ngày như hiện nay với12 tháng.
Kỳ tích châu Á và châu Âu
Sau thời La Mã, ở chấu Á cũng có những nước nổi lên về văn hóa và khoa học, trong đó một thành tựu lớn nhất là tiền giấy và la bàn của Trung Quốc. Đây là nước phát minh ra tiền giấy trước tiên vào thế kỷ 9 và phải sau tám trăm năm thì tiefn giấy mới có ở châu Âu.
Cũng tại Trung Quốc, vào thế kỷ 14 đã có la bàn. Xưa kia, những người đi biển muốn tìm phương hướng chỉ biết dựa vào các ngôi sao và hiện tượng trên trời, xem chõ nào sao sáng nhất hay có hiện tượng ấy thì sẽ đi về phía chúng, như đi về hướng bắc-nam hoặc nơi có đảo và người ở song thực tế nó không thật đúng. Nhờ la bàn thì phương hướng được thấy rõ ngay và chính xacscho phép các tàu thuyền dễ dàng đi muôn nơi, xuyên qua các vùng biển và vào thế kỷ 15 -16 tạo nên kỷ nguyên khám phá ở châu Âu, mang lại cho châu Âu vô số của cải, danh tiếng và quyền lực, cũng nhờ nó sau này có cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, quan trọng nhất là la bàn cho phép các nền văn hóa xa xôi xích lại gần nhau, giao lưu hiểu biết.
Thế kỷ 15, ở Đức cũng có một phát minh lớn là máy in, với tác giả là kỹ sư Johannes Gutenberg. Vào năm 1440, ông dã nghĩ ra các khuôn in, xếp chữ rời để in các câu chuyện và kinh thánh. Trước đó, muốn có một văn bản hay một cuốn sách, người ta phải chép tay rất kỳ công, lại hay bị chép nhầm, chép thiếu song giờ đây nhờ máy in, họ có thể in đúng như ý và nâng việc sao chép một trang lên tới 3.600 trang/ngày.
Sáng tạo tuyệt vời
Vào năm 1838 tại Mỹ, đã ra đời tín hiệu morse do công của nhà khoa học Samuel Morse. Ông đã dùng xung điện để chuyển các thông điệp bằng chữ cái đã mã hóa đi xa, tạo ra tín hiệu vô tuyến điện, tiền đề của ngành viễn thông-truyền thông. Vào năm 1850, hệ thống đường dây điện tín đã có mặt khắp nơi và đến năm 1902 là các cáp viễn thông xuyên biển với khả năng truyền tin nhanh chóng, kịp thời.
Sau phát minh điện tín, năm 1947, linh kiện bán dẫn (transistor) cũng được giới thiệu và là thành quả của ba nhà khoa học John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley của Mỹ. Nhờ thế, chúng ta có các thiết bị điện tử hiện đại mà đầu tiên là máy phát thanh, vô tuyến, điện thoại, máy vi tính…Và đến nay hàng trăm đồ điện chứa các bộ vi mạch (do các transistor tích hợp và có thể kiểm soát dòng điện, lưu lượng tín hiệu và cá động cơ máy móc).
Trong một thời gian dài trước khi có đèn điện, mọi người luôn sống trong cảnh tù mù, dựa dẫm vào ánh sáng tự nhiên và dầu nến. Điều ấy đã thôi thúc nhà sáng chế Thomas Alava Edison phải tìm ra mọt loại ánh sáng nhân tạo và cuối cùng có đèn điện sợi đốt vào năm 1878, chiếu sán cho cả nhà cửa lẫn xe cộ.
Vào năm 1928, tình cờ nhà vi sịnh học Alexander Fleming của Scotland đã phát hiện ra chất ứa chế vi khuẩn và tạo nên thuốc kháng sinh penicilin, được xem là một bước tiến lớn nhất trong các thành tựu y học cứu chữa bệnh nhân và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Chúng ta đang có kghas nhiều xe cộ như xe ô tô, tàu điên, tàu thủy...song tất cả những phương tiện ấy sẽ không thể nào xuất hiện được nếu như không có vật tiền thân là động cơ hơi nước. Lấy cảm hứng từ chiếc máy bơm năm 1698 của Thomas Savery, đến cuối năm 1700 nhà cơ khí James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước mà tiêu biểu là tàu hỏa chạy bằng hơi nước. Đặc biệt đầu thế kỷ 20, nhờ động cơ hơi nước, khoa học đã cải tiến ra những loiaj ô tô và máy bay cho mị người đi lại hàng ngày.
Chu Mạnh Cường
(Báo Giáo dục và Thời đại số đặc biệt giữa tháng 12-2015)