Tư Vấn Khách Hàng
|
|
Tư Vấn Khách Hàng
|
|
Email: vanhoadongnguyen@gmail.com
|
Giá: 90.000 VND
Từ ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của học sinh Trần Văn Ơn, Trần Bội Cơ mang tính chất Ngòi pháo 9 tháng 1 năm 1950, phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn những năm 1960 sau Hiệp định Gieneve chuyển sang giai đoạn khác, đặc điểm khác. Trong nỗi đau đất nước chia ly, trong muôn vàn khó khăn, đàn áp, học sinh sinh viên vẫn bền bỉ đấu tranh tin tưởng vào tương lai. Câu chuyện của nữ sinh Nguyễn Thi Châu từ Biên Hòa về, của nam sinh Lê Hồng Tư từ Tiền Giang cùng lên Sài Gòn học với biết bao nhiệt huyết dạt dào của tuổi trẻ. Câu chuyện ấy đã được nhà văn Nguyễn Văn Bổng viết nên quyển tiểu thuyết Áo trắng với hai nhân vật chính: Hoàng, Phượng, tiêu biểu cho lớp học sinh trung học phổ thông thời kỳ ấy. Từ ước mơ học để làm cô giáo, y tá của Phượng; hay để làm khoa học của Hoàng, qua giác ngộ cách mạng các bạn trẻ ngoài chuyên cần học tập còn hăng hái trên trận địa đấu tranh của giới học sinh. Do sơ suất nên Phượng bị bắt giam với đủ mọi tra tấn về tinh thần, thể xác. Trong khi người phụ trách Phượng là anh Hoàng cũng bị bắt, bị tuyên án tử tù bị đày ra Côn Đảo cùng giáo sư Lê Quang Vịnh… Với niềm tin, lý tưởng vững chắc đã giúp cô nữ sinh Áo trắng vượt qua những thử thách cam go trong tù ngục, để thêm rắn rỏi, trưởng thành.
Bên cạnh đó trong tiểu thuyết Áo trắng còn có những tấm gương học sinh yêu nước khác: Hiền hy sinh trong cuộc tham gia biểu tình chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Thanh nhí nhảnh như tiểu thư lại dám ám sát tên bồi bút tay sai rồi bị lưu đày khắp chốn lao tù, là Lan là Đức - những học sinh con nhà khá giả đã từ bỏ những cuộc sống xa hoa nơi thành thị để vào căn cứ kháng chiến. Hoặc là những học sinh đấu tranh bằng con đường khác như Linh ria hay thành phần học sinh phản động như Vận. Với nghệ thuật viết tiểu thuyết tài tình, giản dị mà sâu sắc, nhà văn Nguyễn Văn Bỗng đã đưa bạn đọc như hòa vào trong bối cảnh học sinh của thời lao loạn của một trung tâm thành phố lớn của miền Nam. Để qua đó đồng cảm với những ước vọng, thương với những trăn trở của tuổi học trò trong biến cố xã hội.
Quyển sách ÁO TRẮNG này đã từng được dịch sang tiếng Hàn Quốc từ năm 1987, và là sách gối đầu giường của sinh viên Hàn Quốc trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Jeon Du Hwan. Trong 20 năm (1987- 2007), quyển Áo trắng đã được tái bản 35 lần tại Hàn Quốc.
Nhân vật nữ sinh Phượng trong câu chuyện này sau khi thoát khỏi chế độ giam cầm khổ ải đã vào căn cứ chiến đấu. Chị chính là Phó Bí thư Thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định Nguyễn Thị Châu, người vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ, người đại diện cho học sinh sinh viên Việt Nam phát biểu trong Liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tạo tiếng vang lớn. Sau ngày giải phóng chị gặp lại anh Lê Hồng Tư từ Côn Đảo về. Anh chị lại tiếp tục cống hiến hết mình cho xã hội: Chị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Quận 10, còn anh là Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố…
✍️Nói đến Nguyễn Văn Bổng (1921-2001) trước hết chúng ta nói đến một nhà văn hàng đầu của Văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào với những tác phẩm văn học nổi tiếng như Cửu Long cuộn sóng, Con Trâu, Rừng U Minh, Tiểu thuyết Cuộc Đời, Sài Gòn ta đó,... Tham gia cách mạng từ năm 1945, ông là người cán bộ lãnh đạo văn nghệ xuất sắc của Đảng, cây bút chiến sĩ hàng đầu của Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu đến Quý độc giả!
Đánh giá 0 lượt đánh giá